Cằm Lẹ Là Gì? Cách Khắc Phục Cằm Lẹm

Cằm lẹm và cách khắc phục cằm lẹm

Cằm lẹm – nỗi lo “âm thầm” khiến gương mặt mất cân đối. Một khuôn mặt V-line thanh thoát, sắc nét luôn là mong ước của nhiều người, đặc biệt là phái đẹp. Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn sở hữu chiếc cằm hài hòa, cân đối. Trong đó, cằm lẹm là tình trạng thường gặp, khiến gương mặt trở nên ngắn, kém hài hòa và thiếu điểm nhấn. Vậy cằm lẹm là gì, nguyên nhân do đâu và liệu có cách nào khắc phục hiệu quả, an toàn? Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn và tìm ra giải pháp phù hợp nhất đối với vấn đề cằm lẹm

Cằm lẹm là gì?

Cằm lẹm là tình trạng cằm bị tụt vào trong so với tổng thể khuôn mặt, tạo cảm giác phần dưới khuôn mặt bị thu ngắn và thiếu cân đối, hay người ta thường nói một cách dễ hình dung hơn là “không có cằm”. Do có phần hàm dưới kém phát triển hơn hàm trên, người bị cằm lẹm thường trông có cảm giác bị hô, có góc nghiêng không đẹp, dễ tạo cảm giác mặt to, kém sắc nét và mất đi đường nét V-line.

Biểu hiện của cằm lẹm:

  • Cằm ngắn hoặc thụt vào trong
  • Gương mặt trông “cụt” khi nhìn nghiêng
  • Thiếu điểm nhấn ở phần cằm – hàm

Nguyên nhân gây cằm lẹm là gì?

Cằm lẹm có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

Nguyên nhân gây cằm lẹm

Yếu tố bẩm sinh: Đa số các trường hợp cằm lẹm là do cấu trúc xương mặt di truyền từ cha mẹ sang con cái. Khi xương hàm dưới phát triển không đều, phần cằm bị “tụt” vào trong so với trán và mũi.

Thói quen sinh hoạt: Lẹm cằm cũng có thể bị hình thành do một số thói quen xấu như tì cằm khi ngủ hoặc ngồi học, ngậm miệng sai tư thế, nghiến răng kéo dài,… Những thói quen này nếu duy trì lâu dài cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển tự nhiên của cằm và hàm.

Tai nạn ngoài ý muốn: Sau khi gặp chấn thương hoặc can thiệp phẫu thuật ở vùng cằm, cằm có nguy cơ bị biến dạng lẹm vào trong do cấu trúc xương hàm lúc này đã bị tác động. Ngoài ra, ung thư răng miệng cũng là một tai nạn không mong muốn khác dẫn đến cấu trúc mô tế bào ở hàm bị ảnh hưởng và gây ra tình trạng cằm lẹm.

Lão hóa: Ở người trung niên, cấu trúc mô mềm và xương bắt đầu thay đổi, khiến cằm trở nên ngắn lại, dễ bị tụt vào trong, đặc biệt nếu không chăm sóc đúng cách.

Cằm lẹm ảnh hưởng như thế nào?

Một tin vui cho những người bị cằm lẹm đó là tình trạng này không gây ảnh hưởng gì nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên, trên phương diện thẩm mỹ, cằm lẹm lại có tác động lớn đến vẻ ngoài và sự tự tin.

Cằm lẹm khiến cho gương mặt của chủ thể trông bị ngắn và thiếu cân đối. Trong khi theo xu hướng hiện tại, chiếc cằm V-line sắc nét mới được xem là thời thượng, những người sở hữu một chiếc cằm lẹm thường cảm thấy tự ti bởi góc nghiêng không đẹp, tổng thể gương mặt trông kém phần thanh thoát.

Do đó, nhiều “nạn nhân” của cằm lẹm luôn mong muốn tìm được cách khắc phục tình trạng này và cần tìm được giải pháp phù hợp.

Cằm lẹm và cách khắc phục cằm lẹm

Các phương pháp khắc phục cằm lẹm là gì?

Tùy vào mức độ lẹm và nhu cầu cá nhân, bạn có thể lựa chọn một trong các phương pháp sau, bao gồm phương pháp có can thiệp phẫu thuật và không can thiệp phẫu thuật:

Phương pháp khắc phục cằm lẹm bằng can thiệp phẫu thuật:

Tiêm filler cằm:

Đây là phương pháp tiêm chất làm đầy vào phần cằm bị lẹm để cải thiện độ nhô ra của cằm mà không xâm lấn quá nhiều. Phương pháp này phù hợp với những trường hợp cằm bị lẹm không quá sâu.

Chỉ tốn khoảng 20 phút thực hiện và cũng không cần nghỉ dưỡng nhưng phương pháp này không đảm bảo được hiệu quả lâu dài và khách hàng phải thường xuyên tiêm lại định kỳ để duy trì hiệu quả.

Độn cằm

Độn cằm bằng chất liệu sinh học:

Chất liệu sụn nhân tạo sẽ được đặt vào vùng cằm thông qua đường trong khoang miệng, nhằm thu hẹp độ chênh lệch giữa hàm trên và hàm dưới. Sau đó, thời gian hồi phục cần thiết kéo dài từ 5 đến 7 ngày.

Là một phương pháp phổ biến với hiệu quả lâu dài hơn và không để lộ sẹo ngoài da nhưng cần lựa chọn cơ sở có chuyên môn cao, tay nghề bác sĩ uy tín và quy trình thực hiện đúng kỹ thuật.

Xem thêm: Phương pháp độn cằm V line

Phẫu thuật chỉnh xương hàm:

Đây là phương pháp can thiệp sâu vào cấu trúc xương để trực tiếp điều chỉnh cho phần hàm dưới và phần hàm trên trở nên cân đối hơn, áp dụng với trường hợp cằm lẹm do xương hàm dưới kém phát triển.

Đây cũng là phương pháp mang lại kết quả bền vững và cân đối nhất. Tuy nhiên, khách hàng nên cân nhắc kỹ khi lựa chọn cơ sở thực hiện phẫu thuật: cần được thực hiện tại bệnh viện chuyên sâu và bởi bác sĩ giàu kinh nghiệm.

Phương pháp khắc phục cằm lẹm không phẫu thuật:

Các bài tập như nâng cằm, đẩy lưỡi hoặc mút má cũng có thể giúp kích hoạt cơ hàm, làm săn chắc vùng dưới cằm và tăng sự rõ nét cho đường viền hàm. Bên cạnh đó, việc đeo nẹp định hình cằm đúng cách mỗi ngày có thể hỗ trợ định hình dáng cằm, hạn chế tình trạng cằm thụt vào trong. Dù hiệu quả cần thời gian và sự kiên trì, đây vẫn là giải pháp an toàn, không xâm lấn và phù hợp với những ai yêu thích phương pháp làm đẹp tự nhiên.

Kết luận, cằm lẹm là một khuyết điểm ở cằm làm ảnh hưởng đến nhan sắc và sự tự tin của chủ thể. Tuy nhiên, khắc phục tình trạng cằm lẹm là điều hoàn toàn khả thi tùy thuộc vào khả năng kinh tế cũng như mức độ nặng nhẹ của từng đối tượng. Vì vậy, những người bị cằm lẹm có thể cân nhắc những giải pháp để khắc phục khuyết điểm trên gương mặt mình.

Nếu bạn đang gặp phải tình trạng cằm lẹm, đừng ngần ngại tìm đến Phòng khám Thẩm mỹ Latin để được tư vấn giải pháp phù hợp nhất. Với đội ngũ bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, chúng tôi sẽ mang lại gương mặt hài hòa – thanh thoát – đúng chuẩn V-line thời thượng chỉ sau 1 lần thực hiện. Liên hệ ngay Hotline 0932.828.292 để được tư vấn miễn phí và đặt lịch thăm khám nhé!

    Đăng Ký Tư Vấn

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Chat Facebook