Nâng mũi là một phương pháp thẩm mỹ phổ biến, được nhiều chị em lựa chọn để có được khuôn mặt xinh đẹp – như ý. Tuy nhiên, sau quá trình nâng mũi, tình trạng bầm tím, phù nề rất thường gặp sau khi phẫu thuật nâng mũi nên nhiều người quan tâm đến cách giảm sưng sau nâng mũi nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Sau khi nâng mũi bị sưng mũi trong bao lâu?
Nâng mũi là một phương pháp thẩm mỹ tiên tiến, bác sĩ tiến hành bóc tách và điều chỉnh sụn mũi để tạo nên hình dáng cân đối. Qúa trình này có tính chất xâm lấn, do đó thường đi kèm với sưng và đau ở vùng mũi cũng như các khu vực xung quanh. Mức độ sưng và đau này có thể thay đổi tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Dưới đây là một số dấu hiệu sưng đau sau nâng mũi qua từng giai đoạn:
- 1 – 3 ngày : Khuôn mặt có biểu hiện sưng tấy đặc biệt là vùng đầu mũi, có thể xuất hiện cảm giác đau và căng, bầm tím, nghẹt mũi
- 3 – 7 ngày : Bầm tím và sưng có thể chuyển sang màu vàng nhạt. Tình trạng sưng, đau, nghẹt mũi bắt đầu giảm dần.
- Sau 7 ngày : Mũi đã hết sưng, tuy nhiên vẫn chưa rõ hình dáng. Bạn có thể cảm nhận được sống mũi và đầu mũi to hơn so với bình thường
- Sau 1 tháng : Dáng mũi ổn định, hết sưng và giảm đau dần đối với người có cơ địa bình thường. Còn đối với người có cơ địa khó lành thì cần thêm một thời gian để hết sưng và đau.
Thường thì sau 7 – 10 ngày từ quá trình nâng mũi, tình trạng sẽ dần ổn định và vết thương sẽ lành. Để đạt được kết quả ổn định nhanh chóng, điều quan trọng bạn cần lựa chọn nơi làm mũi an toàn, uy tín và tuân thủ đầy đủ chế độ ăn uống, chăm sóc và vệ sinh mũi theo hướng dẫn của bác sĩ. Việc phát sinh các dấu hiệu sưng đau sau khi nâng mũi là điều hoàn toàn bình thường. Do đó bạn cần tìm các phương pháp giảm sưng đau sau nâng mũi mà không ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt hằng ngày.
Cách giảm sưng sau nâng mũi
Chườm lạnh
Trong 1 – 2 ngày đầu tích cực chườm đá để hạn chế sưng đau. Chú ý không chườm đá trực tiếp lên da, sử dụng khăn để tránh làm tổn thương da. Chườm ấm nên được áp dụng sau 48 giờ đầu kể từ khi thực hiện phẫu thuật. Bạn cần sử dụng khăn ấm hoặc túi chườm nóng để chườm lên các vết thâm, tránh tiếp xúc nước nóng trực tiếp lên vết thương.
Uống thuốc
Sau khi phẫu thuật nâng mũi, bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn các loại thuốc bao gồm thuốc kháng sinh, giảm đau, giảm sưng để hỗ trợ trong quá trình hồi phục. Để giảm thiểu sưng đau một cách hiệu quả, bạn nên uống thuốc đầy đủ do bác sĩ chỉ định.
Bổ sung thực phẩm giàu protein
Sau khi nâng mũi, cơ thể bổ dung nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng để hồi phục nhanh chóng. Protein là một yếu tố quan trọng giúp có thể phục hồi nhanh chóng. Tuy nhiên, bạn nên tránh các loại thực phẩm có chứa nhiều protein nhưng dễ gây sẹo như : thịt bò, thịt gà, hải sản,… Thay vào đó, hãy tăng cường các nguồn protein tốt từ các loại hạt : Rau củ quả, dầu ô liu,… Vừa cung cấp đủ protein mà vẫn đảm bảo cơ thể không bị sẹo lồi hat các biến chứng thẩm mỹ khác.
Uống nhiều nước
Các chuyên gia khuyên bạn nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để giảm đau, sưng sau khi phẫu thuật nâng mũi. Bên cạnh đó, việc bổ sung các loại nước ép như dứa, táo, ổi, hay rau diếp cá để giảm sưng và làm mờ vết thâm nhanh chóng.
Nằm ngửa khi ngủ
Bác sĩ khuyến cáo một trong những biện pháp giảm sưng đau sau khi nâng mũi là giữ tư thế nằm ngửa khi đi ngủ. Hành động này giúp giảm áp lực đặt lên mũi và ngăn chặn sự tích tụ chất lỏng trong vùng mũi, giữ cho hình dáng mũi trở nên tự nhiên và không bị ảnh hưởng.
Bổ sung vitamin
Để giảm sưng sau khi nâng mũi, một phương pháp hữu ích là tích hợp những thực phẩm hỗ trợ trong chế độ dinh dưỡng. Tăng cường ăn các loại trái cây như cam, quýt, bưởi, kiwi, hoặc những loại trái cây giàu vitamin A như cà rốt, khoai lang, sữa đậu nành có thể đóng vai trò quan trọng trong quá trình ổn định vết thương và thúc đẩy quá trình lành mũi một cách nhanh chóng.
Tránh đeo kính
Sau khi nâng mũi, không nên sử dụng kính hoặc các phụ kiện cứng trên mũi. Do sóng mũi ở giai đoạn yếu, không đủ mạnh để chịu áp lực từ những phụ kiện nặng và cứng. Nếu cần thiết phải đeo kính, bạn nên lựa chọn sử dụng kính áp tròng cho đến khi vùng mũi ổn đinh, Tuy nhiên, nên chọn kính mỏng nhẹ và tránh những loại kính có góc cạnh.
Vận động nhẹ nhàng
Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, việc thực hiện vận động nhẹ giúp giảm sưng sau khi nâng mũi. Hoạt động nhẹ nhàng giúp tăng cường sự tuần hoàn máu, cải thiện lưu lượng máu đến vùng mũi, và đồng thời hạn chế tình trạng máu đông. Tránh tập thể dục mạnh để tránh nguy cơ chấn thương, đặc biệt là khi vùng mũi vẫn đang yếu.
Hạn chế chạm vào mũi
Sau khi nâng mũi, vùng mũi thường sưng, đau và có thể ngứa, quan trọng nhất là tránh chạm vào vùng mũi. Việc này giúp ngăn chặn nguy cơ nhiễm trùng và giảm rủi ro về các vấn đề biến chứng. Đồng thời, tránh việc sờ nắn giúp bảo toàn dáng mũi mới và tránh tình trạng lệch dạng.
Áp dụng phương pháp ống dẫn lưu khi cần
Một số giải pháp có thể được áp dụng để giảm sưng sau khi nâng mũi là việc sử dụng ống dẫn lưu. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều phù hợp với phương pháp này. Đối với những người có máu loãng và dịch mũi dễ ứ đọng, bác sĩ có thể xem xét việc đặt ống dẫn lưu để giảm đau, bầm tím, và thúc đẩy quá trình hồi phục nhanh chóng.
Một số câu hỏi sau khi nâng mũi
Lăn trứng gà sau khi nâng mũi được không?
Có thể sử dụng trứng gà luộc để chườm ấm sau khi nâng mũi. Việc này được coi là một phương pháp hữu ích để giảm sưng và bầm tím trên khuôn mặt, đặt biệt là vùng mũi đã trải qua can thiệp. Do đó, việc lăn trứng gà sau nâng mũi là hoàn toàn bình thường
Nâng mũi bị sưng mắt có sao không?
Sau nâng mũi, việc mắt bị sưng là một hiện tượng phổ biến do ảnh hưởng từ quá trình can thiệp vào khu vực mũi. Tuy nhiên, đây là một tình trạng tự nhiên và không đáng lo lắng. Mặc dù can thiệp chỉ tập trung vào vùng mũi, nhưng tác động có thể lan ra các khu vực lân cận, đặc biệt là vùng mắt. Việc sưng mắt sau nâng mũi là điều hoàn toàn bình thường bạn không cần phải lo lắng.
Sau nâng mũi 2 tháng chưa hết sưng có sao không?
Thông thường, tình trạng sưng sẽ giảm trong khoảng 2 tuần đến 1 tháng sau khi nâng mũi. Nếu mũi sưng kéo dài quá mức, có thể là dấu hiệu của một vấn đề nào đó, bao gồm cả khả năng nhiễm trùng.
Có nhiều phương pháp giảm sưng sau nâng mũi, tuy nhiên việc tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng là rất quan trọng. Bởi mỗi người có cơ địa và quá trình phẫu thuật khác nhau, việc tuân thủ các hướng dẫn của chuyên gia sau phẫu thuật là rất quan trọng để đạt được kết quả tốt nhất.